Tác động của biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học ở VN
Trong thiên nhiên, ÐDSH, nhất là các hệ sinh thái rừng nhiệt đới là nơi chủ yếu tích luỹ trở lại nguồn khí CO2phátthải ra, để tạo thành chất hữu cơ. Trong khi đó, chúng ta lại đã vàđang chặt phá rừng để phát triển nông nghiệp, mở rộng chăn nuôi, xâydựng nhà cửa, đô thị. Sự tàn phá rừng, không những gây mất cân bằngsinh thái ở nước ta mà còn làm giảm khả năng hấp thụ CO2 và gián tiếp làm tăng thêm lượng khí CO2phát thải vào khí quyển, góp phần làm cho BÐKH toàn cầu tăng nhanh.Như vậy, sự giảm sút ÐDSH, nhất là giảm sút diện tích rừng đã thúc đẩysự gia tăng BÐKH toàn cầu, nhưng ngược lại sự nóng lên toàn cầu cũngđã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của các loài sinh vật vàÐDSH.
Ngoài những tư liệu vềsự thay đổi nồng độ các khí nhà kính trong khí quyển, Báo cáo của Ủyban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) năm2004 đã trình bày những kết quả nghiên cứu tại sao nhiệt độ trái đấtthay đổi đã ảnh hưởng đến khí hậu, các đặc điểm vật lý và diễn thế cácđặc điểm đó của trái đất, đến nơi sống của các loài sinh vật và đến sựphát triển kinh tế của chúng ta. Báo cáo cũng đã đưa ra kết luận lànhiệt độ trái đất trong thế kỷ XX đã tăng lên trung bình 0,6oClàm cho nhiều vùng băng hà, diện tích phủ tuyết, vùng băng vĩnh cửu đãbị tan chảy, dẫn đến mực nước biển dâng lên. Nhiều dấu hiệu đã chothấy tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng ngày một sâu, rộngđến các hệ sinh thái. Vùng phân bố của các loài đó thay đổi: nhiều loàicây, côn trùng, chim và cá đã chuyển dịch lên phía Bắc và lên cỏc vùngcao hơn; nhiều loài thực vật nở hoa sớm hơn, nhiều loài chim đã bắt đầumùa di cư sớm hơn, nhiều loài động vật đã vào mùa sinh sản sớm hơn,nhiều loài côn trùng đã xuất hiện sớm hơn ở Bắc bán cầu, san hô bị chếttrắng ngày càng nhiều.
Chúng ta cũng biếtrằng, các loài sinh vật muốn phát triển một cách bình thường cần phảicó một môi trường sống phù hợp, tương đối ổn định về nhiệt độ, độ ẩm,ánh sáng, đất đai, thức ăn, nguồn nước... và cộng đồng các loài sinhvật trong nơi sống đó. Chỉ một trong những nhân tố của môi trường sốngbị biến đổi, sự phát triển của một loài sinh vật nào đó sẽ bị ảnhhưởng, thậm chí có thể bị diệt vong, tùy thuộc vào mức độ biến đổinhiều hay ít.
Theo dự báo, nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt lượng khí nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm từ 1,8o C đến 6,4oC vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng thêm 5 - 10%, băng ở hai cực vàtrên các núi cao sẽ tan chảy nhiều hơn, mực nước biển sẽ dâng lênkhoảng 70 - 100 cm và tất nhiên nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan theođó sẽ diễn ra với mức độ khó lường trước được cả về tần số và mứcđộ. Nước biển dâng sẽ gây nên xói mòn bờ biển, ngập lụt vùng ven bờ,làm suy thoái đất ngập nước, nước mặn xâm nhập, giết chết các loàithực vật, động vật nước ngọt. Tại những vùng mà BÐKH làm tăng cường độmưa, thì nước mưa sẽ làm tăng xói mòn đất, lũ lụt, sụt lở đất đá và cóthể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các thuỷ vực, làm ônhiễm nguồn nước. Tất cả những hiện tượng đó đều ảnh hưởng đến cácloài sinh vật và tài nguyên sinh vật, làm cho nhiều hệ sinh thái bị suythoái, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế và xã hội, nhất là tạicác nước nghèo mà cuộc sống đa số người dân còn phụ thuộc nhiều vàothiên nhiên.
Cũng phải nói thêmrằng, nhiệt độ trái đất tăng/giảm, hay mực nước biển dâng lên có thểảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật, nhưng tác nhân chính của sựBÐKH là sự tích hợp của nhiều nhân tố về môi trường do ảnh hưởng củaBÐKH gây ra cùng một lúc, tác động lên sinh vật như: thiếu thức ăn, ônhiễm nước, bệnh tật và nơi sống không ổn định, bị suy thoái... Riêngvề sức khoẻ con người thì những đợt nóng xảy ra vào tháng 8/2003 ởchâu Âu, gây tử vong đến 35.000 người đã nói lên tầm quan trọng củavấn đề. Hơn một tháng rét đậm bất thường ở miền Bắc Việt Nam trong mùađông năm 2007, cũng có thể là hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, đãlàm chết hơn 53.000 gia súc, nhiều đầm cá, tôm bị chết, đó là chưa nóiđến thiệt hại về lúa, các loại hoa màu khác và các cây con hoang dã ởcác vùng cao bị băng giá trong nhiều ngày liền.