Latest topics | » Bước đầu đánh giá hiện trạng Rừng ngập mặn Việt Nam by minhnhattm 21/3/2012, 7:46 pm
» Mail của các thầy cô trong khoa by vydang 9/2/2012, 10:55 pm
» Ai có tài liệu cây sao đen cho mình với by Dragon_Fr 26/12/2011, 8:24 pm
» Phân biệt cách sử dụng các từ: TRUST & BELIEVE by beljeve128 26/11/2011, 9:06 am
» Quản lý dự án phát triển cho cao học lâm nghiệp by beljeve128 25/11/2011, 9:10 pm
» Phần mềm đánh giá đất lâm nghiệp foles by beljeve128 25/11/2011, 9:08 pm
» Bài giảng đa dạng sinh học by beljeve128 25/11/2011, 9:02 pm
» Quảng Trị: Lâm tặc đánh trọng thương 3 kiểm lâm by beljeve128 24/11/2011, 3:12 pm
» Năm 2012 dự kiến khai thác 200.000 m3 gỗ rừng tự nhiên by beljeve128 24/11/2011, 3:06 pm
» ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ QUẢN LÝ, PHÁT TRIỂN TN RỪNG by beljeve128 23/11/2011, 4:59 am
» Một số nét cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Trôm by beljeve128 23/11/2011, 4:37 am
» Bí quyết nghe tiếng Anh by beljeve128 23/11/2011, 4:23 am
» Trọn bộ tài liệu luyện thi IELTS by beljeve128 20/11/2011, 7:58 pm
» Tài liệu quản lý đất lâm nghiệp cho cao học by beljeve128 20/11/2011, 3:07 pm
» Quản lý đất lâm nghiệp by beljeve128 15/11/2011, 5:12 pm
» Love paradise - Kelly Chen by beljeve128 14/11/2011, 11:44 am
» I lay my love on you-Westlife by beljeve128 14/11/2011, 11:33 am
» Love To Be Loved By You - Marc Terenzi by beljeve128 14/11/2011, 11:23 am
» Quang cao that la sang tao. by beljeve128 14/11/2011, 11:17 am
» Những hình ảnh cười ra nước mắt của Viet nam [ Bản Gốc ] by beljeve128 14/11/2011, 11:04 am
» Quy tắc PERMA cân bằng cuộc sống by beljeve128 14/11/2011, 10:45 am
» Xử lý thống kê bằng excel by beljeve128 11/11/2011, 4:12 pm
» Taylor Swift - You Belong With Me by beljeve128 10/11/2011, 1:20 pm
» Từ điển lâm nghiệp by akp1131 28/10/2011, 11:10 pm
» Giáo trình chọn giống cây trồng by Dragon_Fr 25/10/2011, 8:59 pm
» cần trợ dúp(vấn đề forum) by Dragon_Fr 17/10/2011, 11:24 pm
» Themes đen trong suốt cực cá tính cho windows 7 by shock 7/10/2011, 7:20 pm
» thời cơ trong công tác quản lý bảo vệ rừng by tocnaumoitramem 18/9/2011, 8:22 pm
» Vườn đá độc đáo ở Ấn Độ by Anhtuyet 15/9/2011, 8:50 am
» Chào mừng các bạn đến với diển đàn >VNTOM< Diển Đàn Giải Trí Đa Năng: by Anhtuyet 5/9/2011, 7:46 pm
» boi sim dt by nguyenhuuhoang 22/8/2011, 5:43 pm
» http://www.tochucnhansu2.com/t5589-topic#12565 by vominhson 17/8/2011, 1:23 pm
» Giới thiệu sử dụng host miễn phí by nguyenhuuhoang 28/7/2011, 1:26 pm
» Thông tin mới nhất về loài Voọc mông trắng tại Khu BTTN Vân Long by beljeve128 25/7/2011, 4:37 am
» Đề cương môn Quy hoạch và điều chế rừng by shock 11/7/2011, 12:05 pm
» Đề cương ôn tập môn phòng chống cháy rừng by hoangqlr 1/7/2011, 2:48 am
» Hướng dẫn Lập đề án bảo vệ môi trường by leminhk0 29/6/2011, 2:54 pm
» Tư vấn lập dự án đầu tư trang trại chăn nuôi by leminhk0 22/6/2011, 1:59 pm
» Bài giảng môn quy hoạch lâm nghiệp by thienbinh 17/6/2011, 7:20 am
» Trai dại gái còn gái dại tiền by Mitdot 13/6/2011, 2:58 pm
» cnxhkh by nguyenhuuhoang 1/6/2011, 12:53 am
» Google không chỉ là máy tìm kiếm. Với một số cú pháp dò đơn giản, bạn by susilove 31/5/2011, 8:40 pm
» Bói vui với 32 từ đẹp nhất trong tiếng Anh ! by boivui 26/5/2011, 4:51 pm
» NGHỆ THUẬT TẠO THIỆN CẢM TRONG GIAO TIẾP by thienbinh 19/5/2011, 12:14 am
» 7 lưu ý để làm việc hiệu quả by thienbinh 17/5/2011, 12:17 am
» những loài hoa đẹp by shock 12/5/2011, 11:22 am
» Kinh nghiệm rang cơm thật "đỉnh" by pe' Thỏ 11/5/2011, 6:38 pm
» LOÀI HOA NÀO TƯỢNG TRƯNG CHO BẠN ^^ by pe' Thỏ 11/5/2011, 6:28 pm
» "Đặc sản" tiếng Việt: CẢ XÓM THÈM by bemai2011 29/4/2011, 3:36 pm
» Tài liệu hướng dẫn sử dụng GPS: by thienbinh 22/4/2011, 9:12 am
|
♥ Lâm nghiệp | 21/3/2011, 5:01 pm by MarkChan | vắng quá =(( mn đi đâu hết dồi ~ lên núi cùng a P cả dồi à
| Comments: 0 |
♥ Lâm nghiệp | 12/2/2011, 1:26 pm by Dragon_Fr | Tên miền mới lamnghiep41b.com
| Comments: 0 |
♥ P Huynh | 6/1/2011, 9:04 pm by MarkChan | P huynh Em need huynh giúp đỡ
| Comments: 0 |
♥ Lâm nghiệp | 3/1/2011, 8:40 pm by thuan_lamnghiep | vô lâm nghiệp là phải nhậu, đã là nhậu thì phải say, còn mà nếu không say không phải dân lâm nghiệp. Tôi yêu lâm nghiệp
| Comments: 0 |
♥ Lâm nghiệp | 2/1/2011, 6:17 am by Dragon_Fr | Một ngày mới
| Comments: 0 |
|
| Một số suy nghĩ về chiến lược ứng phó với .... | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
beljeve128
Giới tính : Tuổi : 35 Posts : 109 Points : 6217 Thanked : 30 Châm ngôn : Đừng chờ đợi những gì bạn muốn mà hãy đi tìm kiếm chúng.
: :
| Tiêu đề: Một số suy nghĩ về chiến lược ứng phó với .... 15/10/2010, 3:49 am | |
| Một số suy nghĩ về chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu trong lâm nghiệp
1. Mục tiêu Tăng cường năng lực của quốc gia để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và phòng tránh thiên tai liên quan tới BĐKH trong lâm nghiệp.
2. Định hướng chiến lược - Chiến lược ứng phó với BĐKH và phòng tránh thiên tai liên quan tới BĐKH phải là một chiến lược chung thống nhất, không thể tách rời và cần có sự điều phối chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn lực. - Nên chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 2010 đến 2020. Giai đoạn 2 từ 2021-2050 và giai đoạn 3 từ 2051-2100. Trước mắt, giai đoạn 1 từ 2010 đến 2020, nên dựa một phần theo Khung chương trình hành động Hyogo 2005-2015: Xây dựng khả năng ứng phó hiệu quả của các quốc gia và cộng đồng đối với thiên tai, đã được 168 nước thông qua tại Kobe, Nhật Bản năm 2005, áp dụng cách tiếp cận hệ thống, đa ngành và tập trung vào phòng tránh, giảm thiểu nguy cơ là chính để thích ứng với BĐKH. - Kế thừa thành quả đi trước và sử dụng hiệu quả các công cụ hiện hành để giảm thiểu nguy cơ thiên tai, như công cụ đánh giá tính tổn thương và nguy cơ rủi ro, hệ thống cảnh báo sớm, quy hoạch sử dụng đất, quy chế xây dựng, quy trình xây dựng năng lực thể chế và pháp lý. - Lồng ghép các nhiệm vụ ứng phó BĐKH và giảm thiểu nguy cơ thiên tai vào các kế hoạch phát triển của tất cả các ngành. Thiết lập ủy ban liên Bộ và diễn đàn quốc gia để giảm thiểu nguy cơ rủi ro do thiên tai, đảm bảo điều phối hiệu quả giữa các ngành và các bên liên quan. - Coi trọng việc nâng cao năng lực và dịch vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chuyển giao KHCN vào thực tiễn để lấp các lỗ hổng trong việc quản lý rủi ro trong các ngành dễ bị ảnh hưởng bởi BĐKH và thiên tai.
3. Một số hành động ưu tiên chung - Quản lý, quy hoạch, lập kế hoạch, lên ngân sách và thực hiện chính sách hiệu quả để tránh tối đa việc phân bố dân cư, tổ chức sản xuất ở vùng thường xuyên có thiên tai đe dọa. Trong trường hợp có dân cư và sản xuất, phải đảm bảo các kết cấu hạ tầng như bệnh viện, trường học và đường xá chịu đựng được tác động của thiên tai và BĐKH - Nâng cao kiến thức dự báo, phân tích rủi ro và đề ra hành động dựa trên cơ sở kiến thức. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo dục trẻ em và người già để họ có thể nâng cao khả năng ứng phó, chịu đựng được các tác động có hại của BĐKH và thiên tai. - Thay đổi tập quán cũ lạc hậu dẫn tới suy thoái môi trường và nghèo đói, bảo vệ hệ sinh thái, áp dụng hiệu quả hệ thống bảo hiểm và các sáng kiến tín dụng-tài chính vi mô để hỗ trợ giảm thiểu rủi ro và bổ sung nguồn lực - Chuẩn bị cho ứng phó với thiên tai, chủ động xây dựng kế hoạch phòng tránh và ứng phó khẩn cấp, thiết lập quỹ cấp cứu khẩn cấp và thường xuyên tổ chức diễn tập phòng tránh, ứng phó với thiên tai.
4. Các nhiệm vụ chính để ứng phó với BĐKH trong lâm nghiệp 4.1 Nhiệm vụ chung Về chương trình tổng thể cho thích ứng cần đảm bảo tính thống nhất và các nguyên tắc chung của quốc gia cũng như đảm bảo tính đặc thù của các vùng miền. Tập trung vào các nhiệm vụ chung sau: - Đánh giá khả năng bị tổn thương, bị tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của quốc gia và từng vùng miền và lập kế hoạch thích ứng BĐKH cũng như kế hoạch giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Phải dựa trên cơ sở đánh giá tổng thể các chỉ tiêu, tiêu chí giám sát và đánh giá các hoạt động thích ứng BĐKH; - Đánh giá cụ thể các tác động, chi phí cho ứng phó, đặc biệt là cho các vùng nhạy cảm nghèo; - Hỗ trợ việc chuyển từ đánh giá tác động sang các hành động ứng phó cụ thể; - Sử dụng hiệu quả các kịch bản, hệ thống cảnh báo sớm, lập bản đồ tác động, đánh giá rủi ro để xác định các hoạt động ứng phó ưu tiên cho ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; - Hỗ trợ hoạt động ứng phó BĐKH ở cấp cộng đồng; - Hỗ trợ chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và xây dựng cơ sở dữ liệu kiến thức cho ứng phó BĐKH; - Phân biệt và cân bằng các nhu cầu, yêu cầu cho: a) ứng phó khẩn cấp trước các biến cố đột ngột về khí hậu do xu hướng gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan, bao gồm cả ứng phó đối với các tác động không thể tránh được do BĐKH; b) ứng phó lâu dài khi điều kiện khí hậu thay đổi; - Phân biệt và cân bằng nhu cầu về tài chính cho các chương trình ứng phó BĐKH, cụ thể là: 1) chương trình lồng ghép với các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; 2) chương trình riêng hỗ trợ cho việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Các chương trình này phải được phê duyệt và cấp kinh phí thực hiện và phải bao gồm các sáng kiến ứng phó dựa trên các ưu tiên cho từng vùng miền với các gói hỗ trợ về công nghệ, tài chính, tăng cường năng lực, thể chế chính sách cho các hoạt động ứng phó ở các vùng miền đó, trong đó có việc thành lập các mạng lưới trung tâm vùng để nghiên cứu và hỗ trợ các hoạt động ứng phó, hệ thống thông tin để đánh giá và cung cấp các thông tin về khả năng tác động cuả BĐKH đối với ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho từng địa phương. 4.2 Nhiệm vụ cụ thể - Nghiên cứu tổng thể và có hệ thống tác động của BĐKH đối với đa dạng sinh học rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong bối cảnh BĐKH. - Tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở cảnh báo và phòng, chống cháy rừng. - Xây dựng Trung tâm phòng, chống sâu bệnh hại rừng. - Nghiên cứu chọn các loài có khả năng thích nghi với điều kiện mới do BĐKH đồng thời không gây ảnh hưởng xấu tới các loài khác để phát triển rừng. - Phát triển sinh kế, cải thiện đời sống, ổn định nơi sinh sống cho người dân địa bàn lâm nghiệp nhạy cảm với tác động của BĐKH. - Xây dựng và triển khai đề án phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển - Xây dựng và triển khai các dự án phát triển hệ thống rừng phòng hộ trên đất cát ven biển (đê mềm) và các hợp phần phát triển rừng trong Đề án đê biển - Xây dựng và triển khai các chương trình/dự án tăng cường hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, sông Mã, sông Cả, Sông Sesan, sông Serepok và sông Đồng Nai và một số sông vùng duyên hải miền Trung. - Xây dựng và triển khai Chương trình REDD quốc gia và hướng vào việc tăng cường năng lực đánh giá và thực thi các giải pháp kỹ thuật. Xây dựng và triển khai đề xuất chi tiết giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng tham gia Quỹ các bon Ngân hàng thế giới (REDD-FCPF), Chương trình hợp tác của Liên hiệp quốc UN-REDD. - Xây dựng và triển khai các dự án thuộc 27 nhiệm vụ ưu tiên của Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa theo Quyết định 204/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/9/2006. - Xây dựng và triển khai các dự án tăng cường năng lực xúc tiến các hoạt động Trồng rừng/tái trồng rừng theo Cơ chế phát triển sạch (AR-CDM) tại Việt Nam. - Quản lý bền vững rừng tự nhiên và lâm phận quốc gia. - Phát triển công nghệ chế biến sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ thay thế các sản phẩm sử dụng nguyên liệu khác để giảm phát thải, hấp thụ các bon và thay thế nhiên liệu hóa thạch. - Đánh giá một cách có hệ thống và khoa học khả năng bị tổn thương và khả năng thích ứng, các tác động của BĐKH tới phát triển kinh tế và thực trạng nghèo của địa phương. Lồng ghép vấn đề thiên tai - BĐKH trong các chương trình giảm nghèo. - Rà soát lại quy hoạch dân cư trong bối cảnh phải thích ứng với BĐKH và phòng tránh thiên tai. - Xác định các khoảng trống phải lấp đầy để tăng cường khả năng thích ứng, hệ thống chính sách và quy trình ra quyết định và xây dựng chương trình tăng cường năng lực, bao gồm sự cải tiến quá trình quy hoạch, lập kế hoạch và thực hiện cải cách thể chế cho phù hợp với bối cảnh thiên tai và BĐKH. - Đảm bảo kết cấu hạ tầng và các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hướng tới người nghèo phù hợp với điều kiện BĐKH. Nghiên cứu các cơ hội tìm kiếm thêm nguồn sinh kế thay thế các nguồn sinh kế truyền thống phụ thuộc nặng vào thời tiết, tự nhiên. - Chọn ưu tiên và có lộ trình, trước mắt cần tập trung cho vùng ven biển. Cần chọn những xã bị tác động thường xuyên của tố lốc, bão nhiệt đới, triều cường, nhiễm mặn, lũ lụt và sạt lở đất nhưng lại có năng lực thích ứng khác nhau như: Xã ít có năng lực thích ứng; xã được rừng ngập mặn bảo vệ; xã nghèo gần các đô thị ven biển; xã được bảo vệ bởi hệ thống đê biển… - Dự báo kịp thời và chính xác thời tiết và cảnh báo sớm các sự cố thiên tai liên quan tới BĐKH để kịp triển khai các biện pháp phòng tránh. - Xây dựng các khu du lịch sinh thái. - Xây dựng các khu công viên, mảng xanh trong thành phố và khu công nghiệp.
5. Khó khăn thách thức - Nhận thức của các nhà hoạch định chính sách chưa thật đầy đủ về tác động của BĐKH và các hiện tượng khí hậu cực đoan - Năng lực quốc gia về đánh giá, theo dõi, giám sát hạn chế. Dự báo chưa đủ cơ sở khoa học do thiếu các nghiên cứu mang tính hệ thống - Năng lực nghiên cứu về tác động của BĐKH tới tài nguyên và con người hạn chế. Thiếu các nghiên cứu cơ bản làm cơ sở đề xuất các giải pháp và lồng ghép các giải pháp giảm thiểu và ứng phó. - Thể chế chính sách chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng và triển khai các giải pháp tổng hợp đa ngành để ứng phó với BĐKH. - Thiếu khả năng điều phối giữa các hoạt động, giữa các ngành và các cấp - Đói nghèo và năng lực ứng phó yếu do hạn chế khả năng tiếp cận với thông tin, công nghệ và tài chính - Kết cấu hạ tầng địa bàn lâm nghiệp yếu - Kinh phí hạn chế. 6. Các giải pháp chính để khắc phục khó khăn, thực hiện các nhiệm vụ 6.1 Về Khung thể chế tổ chức - Cần xây dựng một hệ thống tổ chức từ trung ương tới địa phương để hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược ứng phó cấp quốc gia; - Tạo dựng mối liên kết với các quốc gia khác trong tiểu vùng và khu vực cũng như với toàn cầu và thiết lập mối liên kết giữa các bên liên quan để thực thi các hoạt động ứng phó và các hoạt động liên quan tới ứng phó; - Kiện toàn hệ thống chỉ đạo; bổ sung các quy định, quy chế phối hợp ứng phó từ Trung ương tới địa phương trong các tình huống khẩn cấp và thiên tai cực đoan. - Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về thích ứng với BĐKH gắn với phòng tránh thiên tai liên quan tới BĐKH, có đại diện của các Bộ/Ngành và địa phương liên quan. Ban Chỉ đạo quốc gia có chức năng chính là quy hoạch, lập kế hoạch, tổ chức, điều phối, giám sát và đánh giá cũng như tạo các điều kiện cần thiết để triển khai các hoạt động ứng phó ở cấp quốc gia và hợp tác quốc tế về thích ứng. - Tăng cường năng lực, kể cả nhân lực, vật lực và tài lực cho ứng phó, phòng tránh để triển khai các hoạt động ứng phó, ứng phó khẩn cấp, đồng thời chuẩn bị cho lâu dài, ưu tiên cấp cơ sở để tăng tính chủ động và nâng cao trách nhiệm của các địa phương trong việc thực hiện kế hoạch ứng phó BĐKH gắn với phòng tránh thiên tai. - Thành lập và đưa vào hoạt động Nhóm đặc nhiệm quốc gia về ứng phó với BĐKH và phòng tránh thiên tai liên quan tới BĐKH ở trung ương. 6.2 Về quy hoạch, kế hoạch - Dự báo và xác định các “điểm nóng” có nhiều rủi ro về thiên tai liên quan tới BĐKH, như vùng bị tác động của nước biển dâng, vùng ngập lụt, vùng khô hạn, vùng bão lốc, vùng sạt lở…Lập hệ thống bản đồ vùng dễ bị tổn thương. - Xây dựng kế hoạch hành động thích ứng BĐKH cấp quốc gia, đặc biệt cho các vùng miền dễ bị tác động nhất cuả thiên tai liên quan tới BĐKH, trên cơ sở đánh giá nhu cầu về tài chính, công nghệ, nhu cầu tăng cường năng lực và thể chế chính sách cho ứng phó và hỗ trợ đáp ứng ngay các nhu cầu/ yêu cầu ứng phó khẩn cấp; - Đánh giá nhanh các rủi ro và thể chế chính sách hiện hành cho các vùng nhạy cảm để sắp xếp ưu tiên và đáp ứng ngay các nhu cầu/yêu cầu khẩn cấp ở cấp cơ sở cũng như kiến nghị sửa đổi thể chế chính sách cho phù hợp; - Tăng cường tiếp cận các công cụ phân tích về rủi ro hiện tại và tương lai, hỗ trợ tăng cường năng lực để sử dụng các công cụ này hỗ trợ cho việc lập kế hoạch; - Lồng ghép vấn đề BĐKH vào quá trình lập kế hoạch ở tất cả các cấp, các ngành và ở tất cả các quy mô; - Tăng cường năng lực lập kế hoạch và quy hoạch cho ứng phó, bao gồm đánh giá các tác động đối với từng ngành/lĩnh vực, lập bản đồ thiên tai, tăng cường các trung tâm vùng và quốc gia về dự báo và ứng phó BĐKH; - Xây dựng và triển khai các dự án thí điểm và rút kinh nghiệm; - Đánh giá chi phí cho các hoạt động quy hoạch và lập kế hoạch để lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia và địa phương để đảm bảo thực hiện hiệu quả; - Đánh giá lại các quy hoạch phát triển các ngành và đề xuất điều chỉnh quy hoạch phù hợp với kịch bản BĐKH, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn và phân bố dân cư ở các vùng nhạy cảm; - Quy hoạch lại các vùng nông thôn ven biển, nhằm tăng cường khả năng tiêu thóat nước, chống ngập lụt và phòng chống thiên tai; - Đánh giá lại các chính sách hiện hành về công nghiệp hóa gắn với tác động của BĐKH; - Xây dựng cách tiếp cận quản lý tổng hợp hệ sinh thái ven biển và vùng cao trong bối cảnh biến đổi khí hậu làm cơ sở đến cải tiến cách thức quản lý trong thủy sản, nông nghiệp, thủy lợi, tài nguyên nước, lâm nghiệp và quản lý chất thải gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm ven biển. 6.3 Về khoa học công nghệ - Đánh giá nhu cầu nghiên cứu và phát triển và chuyển giao công nghệ thích ứng phù hợp; - Tổ chức nghiên cứu, rà soát, kiểm định lại những kết quả nghiên cứu về tác động của BĐKH đã có từ trước tới nay, thực hiện một số đề tài nghiên cứu có mục tiêu hướng tới những kết luận khoa học tin cậy, dự báo được chiều hướng biến động cả trước mắt cũng như ở tầm trung hạn, dài hạn (tính bằng thập kỷ và thế kỷ). Các kết luận khoa học phải trở thành cơ sở cho việc hoạch định các quy hoạch, chiến lược và chính sách vì sự nghiệp phát triển bền vững cho tương lai đất nước, đặc biệt là quy hoạch xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật quốc gia, xây dựng các vùng dân cư; - Đánh giá khả năng ứng phó và khả năng bị tổn thương thông qua xây dựng hệ thống cảnh báo sớm và hệ thống chia sẻ thông tin để tăng cường khả năng dự báo và sẵn sàng ứng phó với thiên tai liên quan tới BĐKH. - Tăng cường đầu tư, tổ chức điều tra cơ bản và mạng quan trắc sự biến đổi nhiệt độ, những biến động về quy luật vận động của khí quyển và thủy quyển và về vận động kiến tạo hiện tại ở Việt Nam, áp dụng những thiết bị và công nghệ tiên tiến hiện nay. Dự án VinaSat sắp tới cũng phải tính đến yêu cầu này. - Xác định các điểm nóng và có các giải pháp công nghệ thích ứng khẩn cấp phù hợp; - Tích cực tham gia Nghị định thư Montreal về giảm khí thải CFCs, Nghị định thư Kyoto về giảm khí thải CO2 và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính, trước hết là phát huy kết quả và thúc đẩy mạnh mẽ việc thực hiện chương trình quốc gia đã được triển khai về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế tối đa tệ nạn phá rừng, phục hồi nhanh chóng hệ sinh thái rừng đã bị tàn phá nặng nề. - Xây dựng một chiến lược nghiên cứu năng lượng sinh học từ rừng để góp phần thay thế nhiên liệu hóa thạch, đáp ứng nhu cầu gia tăng rất nhanh chóng về năng lượng, nhất là điện năng, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. - Tăng cường các công nghệ tự ứng phó; - Chuyển giao công nghệ, tăng cường năng lực nghiên cứu chuyển giao, chia sẻ thông tin kết quả; Cải tiến chia sẻ thông tin và quản lý dữ liệu; - Bố trí kinh phí cho việc triển khai nghiên cứu áp dụng công nghệ ứng phó đối với các dự án thích ứng. - Tăng cường năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật để thiết lập và duy trì giám sát theo dõi, thu thập số liệu liên quan tới BĐKH; - Xác định mức độ rủi ro về mặt xã hội do BĐKH gây ra; - Nghiên cứu ứng phó thông qua việc cải tiến công nghệ nông nghiệp, quản lý tài nguyên nước, quản lý tổng hợp vùng ven biển; - Giám sát theo dõi và phòng ngừa dịch bệnh. 6.4 Về tài chính - Tăng cường mức đầu tư cho giảm thiểu rủi ro thiên tai; Ưu tiên cho các hoạt động phòng tránh chủ động, bao gồm dự báo, phân tích, tăng cường năng lực tự ứng phó và phòng tránh, giảm thiểu rủi ro; - Nhu cầu kinh phí phải được lập dự toán trước và phải ổn định, phải có nguồn lực mới bổ sung, phải đủ và kịp thời; - Phải dựa trên ưu tiên, quan tâm tới vùng nhạy cảm, đông dân và nghèo; Phải lồng ghép và kết hợp với các hoạt động đang tiến hành trong kế hoạch phát triển của quốc gia và địa phương; - Phải bố trí kinh phí cho các chương trình, dự án riêng về thích ứng BĐKH, phòng tránh thiên tai liên quan tới BĐKH; - Thành lập Quỹ bảo hiểm rủi ro do BĐKH gây ra; - Có cơ chế thưởng phạt đối với các bên làm tốt, làm không tốt; - Tăng cường hoạt động hỗ trợ nhân đạo; - Xây dựng cơ chế quản lý đầu tư dựa theo kết quả. 6.5 Về tăng cường năng lực - Đây phải được coi là giải pháp trung tâm, cốt lõi của cả Chương trình tổng thể về ứng phó BĐKH trong lâm nghiệp; - Phải có giai đoạn thí điểm 3 năm về hợp tác ứng phó để rút kinh nghiệm, đưa ra các bài học và thành công thông qua các chương trình, dự án trình diễn ở vùng nhạy cảm, ở cấp cộng đồng; - Đào tạo, tập huấn để tăng cường năng lực cho các hoạt động lập kế hoạch, trong đó có thiết kế dự án, tính toán chi phí thích ứng và tăng cường năng lực ứng phó, phòng tránh thiên tai; - Hỗ trợ các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; In ấn và phổ biến các tài liệu và tạp chí liên quan tới ứng phó với BĐKH và phòng tránh thiên tai; - Xây dựng và duy trì cập nhật cơ sở dữ liệu về BĐKH, thiên tai liên quan tới BĐKH và các kinh nghiệm, kiến thức ứng phó với BĐKH, phòng tránh thiên tai; - Tăng cường cơ hội đào tạo thông qua các chương trình học bổng trong và ngoài nước; - Cải tiến cách tiếp cận thông tin có chất lượng về tác động của BĐKH. Thành lập mạng lưới chia sẻ thông tin ở cấp cộng đồng, cấp vùng và quốc gia. - Xây dựng và chia sẻ các báo cáo về các điển hình thành công; - Tăng cường năng lực điều phối và chia sẻ thông tin của các trung tâm vùng và quốc gia; - Tăng cường trao đổi chuyên gia trong và ngoài nước về BĐKH và thiên tai liên quan. Tóm lại, Chính phủ cần tìm các biện pháp thích nghi cho người nghèo và những người cận nghèo, những người chịu tác động nhiều nhất. Nhờ đó, Chính phủ sẽ giúp cho người dân vừa ứng phó với điều kiện biến đổi khí hậu, vừa bảo vệ tài sản và đảm bảo sinh kế, chủ động phòng tránh thiên tai. Việt Nam cần có các hành động ở tất cả các cấp. ở cấp cộng đồng, trong ngắn hạn, cần có các hỗ trợ khẩn cấp thông qua hỗ trợ thiên tai; về lâu dài, cần nâng cao năng lực thích ứng ở các vùng bị ảnh hưởng, ví dụ như xây dựng nhà cửa thích hợp ở đồng bằng sông Cửu Long. ở cấp địa phương, cần xây dựng kế hoạch hành động cụ thể phù hợp với đặc thù của địa bàn. ở cấp quốc gia, cần xây dựng chiến lược tổng thể ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai. Các yếu tố biến đổi khí hậu cần được lồng ghép với chính sách phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước và của từng địa phương. Cuối cùng, cần nhấn mạnh một điều là song song với các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai liên quan tới BĐKH cần tiến hành các sáng kiến và nỗ lực giảm thiểu biến đổi khí hậu. Đó là các nỗ lực hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến BĐKH, là các giải pháp tăng cường khả năng hấp thụ khí gây hiệu ứng nhà kính, như tăng cường quản lý và phát triển rừng bền vững, tăng cường tìm kiếm và sử dụng năng lượng tái tạo thay thế năng lượng hóa thạch, tăng cường nghiên cứu và sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường… Điều này đòi hỏi nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước có nghĩa vụ giảm phát thải. Nếu không có các nỗ lực giảm thiểu thì tất cả các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai liên quan tới biến đổi khí hậu trên sẽ trở nên vô ích.
| |
| | | | Một số suy nghĩ về chiến lược ứng phó với .... | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |