(Tin tuc 24h) - Năm 2010 không phải là năm tốt lành của thế giới khi ngay những tháng đầu năm đã liên tiếp xảy ra những thảm hoạ thiên nhiên kinh hoàng. Ấn tượng tiếp theo của năm là tình trạng bất ổn, căng thẳng và bạo lực diễn ra nhiều nơi trên thế giới. Rõ ràng, bức tranh toàn cảnh thế giới năm 2010 khá là u ám. Tuy nhiên, bức tranh này không phải không có những điểm sáng.
10 sự kiện quốc tế đáng chú ý nhất năm qua1. Cơn cuồng nộ của thiên nhiên Năm 2010 có lẽ là năm mà người dân thế giới phải hứng chịu cơn cuồng nộ kinh khủng nhất của thiên nhiên. Ngay trong tháng mở màn của năm, vào ngày 13/1, một trận động đất mạnh 7 độ richte đã tấn công vào đất nước Haiti.
Trận động đất này được đánh giá có sức công phá gấp 35 lần quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima, Nhật Bản trong Thế chiến thứ II. Khoảng 220.000 người thiệt mạng, 1,5 triệu người mất nhà cửa và hàng chục ngàn đứa trẻ trong nháy mắt trở thành mồ côi. Như vậy, nếu xét về độ khủng khiếp thì thảm hoạ ở Haiti không hề thua kém trận sóng thần kinh hoàng ở Ấn Độ Dương năm 2004. Khi đó, khoảng 230.000 người đến từ hơn một chục nước đã chết thảm trong những cơn sóng thần.
Khi thế giới còn chưa hết bàng hoàng về sức huỷ diệt ghê gớm của thảm hoạ thiên nhiên ở Haiti thì một trận động đất khác mạnh 8,8 độ richter đã tấn công vào đất nước Chile sáng sớm ngày 27/2. Trận động đất này mạnh hơn 500 lần so với trận động đất xảy ra ở Haiti trước đó nhưng do Chile thưa dân hơn và cơ sở hạ tầng tốt hơn nên mức độ thiệt hại không lớn như trận động đất ở Haiti. Dù vậy, số người thiệt mạng trong trận động đất ở Chile cũng lên tới gần 1.000 người.
Haiti hoang tàn và đổ nát sau trận động đất khủng khiếp hôm 13/1Chưa hết, vào ngày 15/4, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra ở tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc khiến gần 2.000 người thiệt mạng và hơn 12.000 người bị thương. Trận động đất này còn đẩy hàng chục nghìn người vào cảnh màn trời chiếu đất.
Thần thiên nhiên vẫn tiếp tục nổi giận vào những tháng cuối năm. Vào tháng 8, hàng triệu người dân Châu Á đã bị vùi dập tả tơi trong bão lũ Những trận bão lũ tồi tệ nhất Trung Quốc trong vòng một thập kỷ qua đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.100 người. Tại Pakistan, hơn 1.600 người cũng thiệt mạng và hàng triệu người khác phải đi xin ăn trong trận bão lũ được đánh giá là khủng khiếp nhất trong lịch sử nước này. Tiếp đến, vào tháng 10, sóng thần, núi lửa đã dồn dập tàn phá Indonesia. Số nạn nhân thiệt mạng trong trận sóng thần và núi lửa ở Indonesia lên tới hơn nửa triệu người.
2. Nóng bỏng quan hệ liên Triều Năm nay thực sự là năm sóng gió trong quan hệ liên Triều bởi suốt từ đầu năm đến giờ, người dân thế giới nhiều lần phải thót tim trước những diễn biến căng thẳng giữa hai nước này. Ngọn lửa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu bùng cháy từ sau sự kiện một tàu chiến chở 104 người của Hàn Quốc bị chìm ngay gần sát biên giới Triều Tiên hôm 26/3. 46 thuỷ thủ đã thiệt mạng trong thảm hoạ hàng hải này. Seoul cùng với Washington đổ lỗi cho một tàu ngầm của Triều Tiên đã bắn ngư lôi đánh chìm tàu Hàn Quốc. Dù Bình Nhưỡng kiên quyết bác bỏ cáo buộc này nhưng Hàn Quốc và Mỹ vẫn tìm cách trừng phạt Triều
Tiên.
Khói lửa mù mịt bốc lên từ biên giới liên Triều sau vụ đấu pháo giữa binh sĩ Triều Tiên và Hàn QuốcVà tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu leo lên đỉnh điểm khi hôm 23/11, Triều Tiên đã nã pháo liên tiếp vào một hòn đảo của Hàn Quốc khiến 2 binh sĩ và 2 dân thường thiệt mạng. Ngay sau đó, các binh lính Hàn Quốc đã bắn đáp trả phía Triều Tiên. Vụ đấu pháo này được xem là một trong những vụ đụng độ ác liệt và nghiêm trọng nhất giữa hai miền Triều Tiên kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đến giờ. Sau vụ đấu pháo, Hàn Quốc và Triều Tiên liên tục đe doạ sẽ tấn công lẫn nhau. Chưa lúc nào người ta lại lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh mới trên bán đảo Triều Tiên như lúc này.
3. Chấn động vụ tiết lộ tài liệu mật của WikiLeaks Hôm 28/11, WikiLeaks đã gây chấn động thế giới khi tiết lộ 250.000 trangtài liệu ngoại giao mật của Mỹ. Trong số này có một loạt những bí mật gây sốc như việc Quốc vương Ả-rập Xê-út từng kêu gọi Mỹ tấn công Iran, Trung Quốc chỉ đạo các cuộc tấn công mạng vào Mỹ hay việc Washington ra lệnh cho các nhà ngoại giao do thám giới lãnh đạo Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, WikiLeaks còn công bố một loạt những nhận xét không mấy hay ho của Mỹ về các nhà lãnh đạo thế giới. Vụ tiết lộ tài liệu mật này được ví là cuộc “tấn công 11/9” vào nền ngoại giao Mỹ.
Ông chủ WikiLeaks làm Mỹ và nhiều nước điên đảo vì vụ tiết lộ một loạt bí mật ngoại giao, quân sự động trờiTrước đó, hồi tháng 10, WikiLeaks cũng từng công bố hàng trăm ngàn trang tài liệu quân sự mật của Mỹ, trong đó có chứa nhiều thông tin khủng khiếp về cuộc chiến đẫm máu và đau thương ởIraq. Qua những tài liệu này, người ta có thể thấy, các tướng lĩnh Mỹ đã nhiều lần nhắm mắt làm ngơ trước những vụ tra tấn, hành hung dân thường của lực lượng liên quân cũng như của giới chức Iraq.
4. Thảm hoạ giẫm đạp lên nhau tại lễ hội ở Campuchia Lễ hội té nước đầy vui vẻ ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, hôm 22/11 bỗng chốc biến thành thảm hoạ kinh hoàng khi 375 người chết và 755 người bị thương trong một vụ giẫm đạp lên nhau để chạy trốn do hoảng loạn vì một tin đồn thất thiệt. Thủ tướng Campuchia Hun Sen mô tả “đây là thảm họa lớn nhất kể từ thời Khmer Đỏ” ở nước này.
Rùng mình trước hình ảnh kinh hoàng của thảm họa giẫm đạp lên nhau ở CampuchiaVới số người chết lớn như trên, thảm kịch ở Campuchia được đánh giá là vụ giẫm đạp tồi tệ thứ hai của thế giới trong vòng 10 năm qua. Thảm kịch giẫm đạp lên nhau tồi tệ nhất là vụ 1.000 tín đồ dòng Shia chết hồi tháng 8 năm 2005 trên một cây cầu bắcqua sông Tigris ở thủ đô Baghdad, Iraq. Nguyên nhân là do đám đông hoảng loạn tìm cách chạy trốn khi có thông tin về một vụ nổ bom tự sát.
5. Căng thẳng quan hệ Trung-Nhật Giữa hai nước láng giềng khổng lồ ở khu vực Châu Á tồn tại một cuộc tranh chấp lâu dài xung quanh quần đảo Nhật Bản gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Cuộc tranh chấp này đãbiến thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao trầm trọng hôm 7/9 sau khi một tàu cá của Trung Quốc va chạm với tàu của Lực lượng Hải quân Nhật Bản ở ngoài khơi quần đảo tranh chấp. Nhật Bản sau đó đã bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc vì tội “cản trở người thi hành công vụ”. Đáp lại, Bắc Kinh đã đưa ra một loạt đòn trả đũa nhằm vào Tokyo. Vụ việc nàyđã trở thành một trong những cuộc chiến ngoại giao nghiêm trọng nhất giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều năm tr lại đây.
Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc. Đây chính là hành động châm ngòi cho cuộc chiến ngoại giao căng thẳng Trung-Nhật hồi tháng 9Cuộc khủng hoảng trên sau đó đã được tháo ngòi nhưng vụ tranh chấp quanh quần đảo Điều Ngư - nguyên nhân chính gây ra mối quan hệ căng thẳng Trung-Nhật vẫn chưa hề được giải quyết. Rõ ràng, cuộc tranh cãi sau vụ va chạm tàu thuyền ở vùng biển tranh chấp giữa Trung-Nhật không phải là lớn nhưng nó đã bộc lộ rõ nhữngbất đồng sâu sắc ngấm ngầm từ bao lâu nay giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á.
6. Ám ảnh “áo đỏ” trên chính trường Thái Lan Báo chí thế giới trong 3 tháng 3, 4, 5 luôn dày đặc thông tin về tình hình chính trị Thái Lan và cuộc biểu tìnhcủa phe áo đỏ. Phe áo đỏ - những người ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin, đãchính thức phát động cuộc biểu tình nhằm lật đổ chính phủ của Thủ tướngAbhisit từ ngày 12/3. Cuộc biểu tình này kéo dài gần 3 tháng trời. Trong thời gian này, những người áo đỏ đã bao vây Tòa nhà chính phủ, tư gia Thủ tướng, chiếm lĩnh hàng loạt vị trí quan trọng ở thủ đô Bangkok, chiếm đóng khu thương mại sầm uất Ratchaprasong ở trung tâm thủ đô Bangkok, gây bạo loạn và nổ súng… Tuy nhiên, hành động gây sốc nhất của họ là tưới máu lên trước cửa Toà nhà Chính phủ và dinh thự riêng của Thủtướng Abhisit. Đây là máu thật được những người biểu tình đóng góp trước đó.
Phe áo đỏ tưới máu Tòa nhà chính phủ Thái LanDù đã có những cuộc đàm phán, hoà giải và nhượng bộ nhưng cuộc đối đầu giữa phe áo đỏ và chính phủ Thái Lan vẫnkhông tìm được lối thoát. Và cuộc khủng hoảng này đã bùng phát thành bạo lực khi chính phủ Thái Lan thực hiện một cuộc đàn áp mạnh tay với những người áo đỏ. Thủ đô Bangkok trở thành một chiến trường thực sự vớithành luỹ được lập nên và máu đã đổ. Sau nhiều cuộc giao tranh ác liệt giữa các lực lượng an ninh và người biểu tình, ngày 20/5 cuộc biểu tình của phe áo đỏ mới chính thức chấm dứt. Tuy nhiên, những mâu thuẫn trên chính trường Thái Lan vẫn còn nguyên vẹn.
7. Tai nạn máy bay Ba Lan, hàng chục quan chức tử nạn Hôm 10/4, cả thế giới rúng động và bàng hoàng trước tin Tổng thống Lech Kaczynski cùng phu nhân và hàng chục tướng lĩnh, quan chức cấp cao của Ba Lan đã tử nạn trong một tai nạn máybay thảm khốc.
Ảnh ghép các nạn nhân trong vụ tai nạn máy bay Ba LanKhông có đất nước nào lại có thể lường trước được một thảm kịch khủng khiếp như vậy trong thời bình. Vụ tai nạnmáy bay trên đã cướp đi sinh mạng của tất cả 88 người thuộc phái đoàn Ba Lanđến nước Nga để tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày xảy ra vụ thảm sátkhoảng 22.000 binh sĩ Ba Lan ở khu rừng Katyn. Ngoài Tổng thống Kaczynski, các nạn nhân thiệt mạng còn có Đệ nhất phu nhân Maria Kaczynska, 66 tuổi; Tướng Franciszek Gagor, 58 tuổi, Tổng Tham mưu trưởng quân đội; Phó Đô đốc Andrzej Karweta, 51 tuổi, Tư lệnh Hải quân; Tướng Tadeusz Buk, 49 tuổi, Tư lệnh Lục quân; ông Slawomir Skrzypek, 46 tuổi, Thống đốc Ngân hàng trung ương; ông Aleksander Szczyglo, 46 tuổi, Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia; ông Piotr Nurowski, 64 tuổi, Chủ tịchỦy ban Olympic....
Vụ tai nạn gây sốc này đã làm cho cả đất nước Ba Lan chìm trong nỗi buồnđau sâu sắc. Báo chí địa phương Ba Lan miêu tả đây là một “thảm kịch
chưa từng xảy ra” ở đất nước này.
8. Cuộc chiến gián điệp Nga-Mỹ Hôm 29/6, Mỹ đã thông báo phá vỡ một mạng lưới tình báo lớn của Nga trên lãnh thổ nước này. 10 điệp viên Nga đã bị bắt. Thông báo này thực sự đã gây chấn động thế giới trong bối cảnh người ta đang không ngừng nói về tương lai tươi sáng trong mối quanhệ Nga - Mỹ sau chuyến thăm vài ngày trước đó của Tổng thống Dmitry Medvedev đến Washington.
6 trong số 10 gián điệp Nga bị Mỹ bắt giữVụ án gián điệp Nga-Mỹ chính thức kết
thúc vào ngày 8/7 sau khi hai nước tiến hành một vụ trao đổi gián điệp
được đánh giá là gây chú ý nhất và cũng là lớn nhất kể từ sau Chiến
tranh Lạnh. Vụ scandal trên dù được các nhà phân tích nhận định là không
gây ảnh hưởng nhiều đến quan hệ Nga-Mỹ như nó đã phơi bày ra một thực
tế, đó là sự nghi kỵ tồn tại lâu nay giữa hai cựu kẻ thù thời Chiến
tranh Lạnh vẫn còn. Một khi Nga và Mỹ còn chưa xây dựng được lòng tin
với nhau thì rất khó có thể nói đến một sự cải thiện thực sự trong quan
hệ giữa hai cường quốc này.
9. Cuộc giải cứu thần kỳ 33 thợ mỏ Chile 33 thợ mỏ Chile đã phải trải qua những tháng ngày khủng khiếp nhất trong cuộc đời của mình khi chiếc hầm mỏ nơihọ làm việc bị sập xuống và họ bị kẹt dưới độ sâu hơn 700m. Sự việc xảyra hôm 5/8. 17 ngày sau đó, những người thợ mỏ sống sót bằng cách chia nhau từng khẩu phần thức ănnhỏ và hy vọng thì ngày một cạn dần. Nhiều người đã nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ được gặp lại người thân. Nhưng vào ngày 22/8, cả đất nước Chile như vỡ òa trong niềm vui khi 33 thợ mỏ được tìm thấy vẫn khỏe mạnh. Một chiến dịch giải cứu phức tạp và kịch tính nhất trong lịch sử Chile đã bắt đầu. Người ta đã phải mất gần 2 tháng trời để chuẩn bị cho hành trình trở về của những người thợ mỏ.
Tổng thống Chile vui mừng chào đón người thợ mỏ đầu tiên được đưa lên mặt đất từ hầm sâu 700mVà thời khắc lịch sử đã đến. Sáng 13/10,công việc giải cứu các thợ mỏ đã chính thức được khởi động. Cả thế giớidường như nín thở theo dõi cuộc giải cứu các thợ mỏ. Ở khắp nơi trên thế giới, người ta đã hò reo vui mừng khi người thợ mỏ đầu tiên được đưalên mặt đất an toàn. Các nhân viên cứu hộ phải mất 22 giờ đồng hồ để giải cứu toàn bộ 33 thợ mỏ.
33 thợ mỏ Chile đã lập kỷ lục thế giới về thời gian sống sót dưới mặt đất. Họ đã ở dưới hầm sâu hơn 700m suốt trong 67 ngày qua. Và chiến dịchgiải cứu họ cũng là một trong những chiến dịch giải cứu ngoạn mục nhất.
10. Mỹ chấm dứt cuộc chiến ở Iraq Hôm 31/8 vừa rồi, Mỹ đã chính thức chấm dứt sứ mệnh chiến đấu ở Iraq bấtchấp thế bế tắc chính trị nguy hiểm và tình trạng bạo lực nổi lên gần đây ở đất nước này. Lực lượng Mỹ đã giảm từ dưới 90.000 xuống còn 50.000vào ngày 31/8. Ngoài ra, Mỹ đã đóng cửa hoặc chuyển giao hàng trăm căn cứ cho Iraq đồng thời chuyển hàng triệu thiết bị về nước.
Quân Mỹ rút khỏi IraqTổng thống Barack Obama cho biết, sau khi kết thúc sứ mệnh chiến đấu ở Iraq, nỗ lực quân sự của Mỹ ở nước này sẽ chuyển sang hình thức hỗ trợ. "Cam kết của chúng ta ở Iraq từ đây sẽ thay đổi - từ nỗ lực quân sự của các binh lính sang nỗ lực dân sự của các nhà ngoại giao," Nhà lãnh đạo nước Mỹ tuyên bố.
Tuy nhiên, việc Mỹ rút quân ra khỏi Iraq vào thời điểm Iraq rơi vào bế tắc chính trị và tình hìnhbạo lực gia tăng đã thực sự khiến nhiều người lo ngại.
24H.COM.VN (Theo VnMedia)