XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN CẤP RỪNG PHÒNG HỘ
Có bốn yếu tố chính được sử dụng để xây dựng phân cấp rừng phòng hộ là:
Đất Lượng mưa Độ dốc Độ cao
1. Độ dốc được chia làm 5 cấp như sau:
Cấp I: độ dốc trên 35o; 6 điểm
Cấp II: độ dốc từ 26o đến dưới 35o, 4 điểm
Cấp III: độ dốc từ 16o đến dưới 26o, 2 điểm
Cấp IV: độ dốc từ 8o đến dưới 16o, 1 điểm.
Cấp V: độ dốc dưới 8o, 0,5 điểm.
2. ĐỘ CAO
Độ cao được phân chia dựa vào độ chênh cao giữa độ cao tuyệt đối lớn nhất và độ cao tuyệt đối nhỏ nhất. Độ cao được chia làm 3 cấp cách đều nhau
Ở Tuyên Hóa, độ cao lớn nhất là: 1025m và thấp nhất là: 10m
Do đó để thuận tiện tính toán đã chọn:
Cấp I: độ cao từ 10m đến 350m: ít nguy hại, 1 điểm.
Cấp II: độ cao từ 351m đến 700m: cấp nguy hại, 2 điểm.
Cấp III: độ cao trên 700m: cấp rất nguy hại, 3 điểm.
3. Lượng mưa:
Theo tiêu chuẩn phân loại rừng phòng hộ thì lượng mưa được chia làm 3 cấp:
Cấp I: lượng mưa trung bình trên 2000mm/năm: cấp rất nguy hại, 6 điểm.
Cấp II: lượng mưa trung bình 1000-2000mm/năm: cấp nguy hại, 4 điểm.
Cấp III: lượng mưa trung bình dưới 1000mm/năm: cấp ít nguy hại, 2 điểm
4. ĐẤT
Trên địa bàn Tuyên Hóa, có thể chia như sau:
Độ dày tầng đất < 50cm Cấp rất xung yếu 3 điểm
Độ dày tầng đất từ 50-100cm Cấp xung yếu 2 điểm
Độ dày tầng đất >100cm Cấp ít xung yếu 1 điểm
Tỉnh tổng điểm của 4 lớp trên: sau đó phân chia điểm thành 3 lớp và phân chia thành các cấp phòng hộ tổng hợp.
Open theme table – Start editing (khởi động biên tập) – thêm trường mới (add field) – tính toán và cho điểm các lớp bản đồ.
Thời gian: 2 buổi thực hành,
Kết quả gửi qua email:
hanchue@gmail.com