Quảng Nam: Phá rừng phòng hộ để khai thác vàng
(Dân trí) - Để khai thác tận thu, chế biến vàng ở xã Phước Thành (Phước Sơn - Quảng Nam), một số doanh nghiệp đã tự ý phá rừng phòng hộ, mở đường vào bãi vàng khiến nhiều diện tích rừng phòng hộ bị tàn phá nghiêm trọng
p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; }
Rừng phòng hộ Đông Trường Sơn “rỉ máu” Từ Thị Trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn vào đến khu vực khai thác vàng bãi Khe Tăng ở xã Phước Thành có độ dài khoảng 60 km. Gã xe ôm dáng người mảnh mai, có nước da đen sạm cưỡi chiếc xe Minsk ra giá:
“1 triệu đồng cho cả 2 lượt đi và về. Vô trong đó đường khó đi lắm anh ơi, hôm ni thời tiết thay đổi không biết là vô rồi có ra được không, nếu mưa thì phải ở đến vài ngày đó…” Sau hơn 3 giờ đồng hồ ê ẩm trên chiếc Minsk, quá trưa chúng tôi có mặt tại mỏ vàng Khe Tăng. Mỏ nằm trọn trong diện tích bảo vệ rừng phòng hộ Đông Trường Sơn. Gã xe ôm xuýt xoa “
Đoạn đường này trước đây không được mở vì nó nằm trong diện bảo vệ rừng phòng hộ Quốc gia không có loại xe nào vào đến đây được, muốn vào chỉ có cách đi bộ nhưng giờ thì ô tô dã chiến có thể chạy vào, chạy ra rồi”. Những chiếc xe thồ máy nóng ran phải dừng giữa dòng nước để làm mát sau quãng đường dài chở đoàn nhà báo vào xã Phước Thành (ảnh: Quốc Đô).
@font-face { font-family: "SimSun";}@font-face { font-family: "@SimSun";}p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; }Đoạn đường từ trung tâm xã vào đến mỏ Khe Tăng dài khoảng 10 km, dường như nó mới được san gạt nên còn nham nhở đất đá, rải rác ven đường là các thân cây gỗ quý các loại vừa bị triệt hạ chỉ còn trơ lại gốc.
Càng đi vào sâu trong rừng phòng hộ, chúng tôi lại phát hiện có rất nhiều cây gỗ cổ thụ bị đốn hạ, nhiều cây to và các thân gỗ lớn đến vài người ôm mới xuể đã bị cưa đổ hạ hàng loạt nằm ngổn ngang trong rừng phòng hộ.
Tại mỏ vàng Khe Tăng, chúng tôi thấy có rất nhiều lán trại dựng liên tiếp nhau để phục vụ việc “nuôi quân” của các doanh nghiệp khai thác vàng. Số người ăn, ở và làm việc ở đây lên đến hàng trăm người đến từ các tỉnh Nghệ An, Thái Nguyên, Hòa Bình…
Điều đáng nói là các lán trại đều được dựng lên bằng các cây gỗ quý như Chò, Gõ, Lim (nhóm gỗ I)… có đường kính rất lớn. Bên trong lán là các thớ gỗ lớn được xẻ làm giường. Cạnh các lán trại, chúng tôi nhìn thấy những cây gỗ Gõ được xẻ thành tấm nằm ngụy trang dưới cây rừng.
Những gốc cây gỗ cổ thụ bị đốn hạ nằm rải rác trong rừng phòng hộ. (Ảnh: Quốc Đô)
@font-face { font-family: "SimSun";}@font-face { font-family: "@SimSun";}p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; }
Chúng tôi gặp ông Đỗ Kim Tấn - Phó giám đốc Công ty TNHH Phước Minh, trả lời về chuyện xẻ gỗ, phá rừng phòng hộ để làm đường, ông Tấn cho rằng, khai thác vàng ở đây mà không làm đường thì làm sao vận chuyển được hóa chất và vật liệu vào để phục vụ cho việc khai thác.
“Dù chưa được phép nhưng chúng tôi vẫn phải mở đường, công ty tôi được UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép khai thác vàng nên chúng tôi triển khai…”, ông Tấn nói
Cơ quan chức năng chưa quyết liệt? Ông Hồ Văn Tre - Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Phước Sơn cho biết, tháng 3 vừa qua, đoàn công tác liên ngành của huyện Phước Sơn đã ra quyết định đình chỉ việc tự ý mở 4km đường vào bãi Khe Tăng là khu vực thuộc tiểu khu 720 được quy hoạch chức năng rừng phòng hộ của Công ty Phước Minh.
UBND huyện cũng đã giao cho Hạt kiểm lâm địa phương có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời việc khai thác gỗ trái phép của các doanh nghiệp khai thác vàng trên địa bàn xã Phước Thành.
Nhà cửa được dựng từ gỗ rừng xẻ được trong rừng phòng hộ và một góc rừng phòng hộ bị doanh nghiệp khai thác vàng xâm hại (Ảnh: Quốc Đô) Tuy nhiên, sau quyết định đình chỉ của UBND huyện, Công ty Phước Minh vẫn tiếp tục cho phá rừng phòng hộ thêm 2km nữa nhưng vẫn chưa bị xử lý theo quy định pháp luật. Một phần là do địa hình khó khăn nên xẩy ra tình trạng quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng địa phương - ông Tre khẳng định.
Trả lời về việc rừng bị khai thác trái phép, ông Lê Nho Năm - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Phước Sơn cho rằng, tại địa bàn xã Phước Thành, Hạt kiểm lâm huyện chưa phát hiện được doanh nghiệp nào khai thác rừng trái phép (?). Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng gỗ rừng làm lán trại, hầm lò…do địa bàn xa và do chúng tôi không có đủ lực lượng để kiểm tra xử lý.
“Việc Công ty Phước Minh tự ý mở nhiều km đường và khai thác gỗ trái phép, chúng tôi chưa hề nhận được một biên bản nào về sự việc từ các cơ quan liên quan”, ông Năm nói.
Một xe chở gỗ lậu từ xã Phước Thành bị Hạt kiểm lâm Phước Sơn bắt giữ và gỗ lậu tại Hạt kiểm lâm Phước Sơn (Ảnh: Quốc Đô)
Trao đổi với PV Dân trí về sự việc, ông Đinh Xuân Thu - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để có kết luận và hướng xử lý. Nếu các doanh nghiệp khai thác vàng có dấu hiệu sai phạm sẽ bị rút giấy phép, tỉnh đang tiến hành lập lại trật tự ở bãi Khe Tăng để bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sống của người dân.
@font-face { font-family: "SimSun";}@font-face { font-family: "Tahoma";}@font-face { font-family: "@SimSun";}p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; }
Ông Hồ Văn Phen - Chủ tịch UBND xã Phước Thành cho biết: Trên địa bàn xã có 05 doanh nghiệp hoạt động khai thác vàng được UBND tỉnh Quảng Nam cấp phép gồm: Công ty Phước Minh; Công ty Trường Sơn; Công ty Thành Lộc Sơn; Công ty Nghĩa Sơn và Công ty Trung Sơn. Tuy nhiên cả 5 doanh nghiệp trên đều chưa có giấy phép sử dụng hóa chất Xyanua và báo cáo đánh giá tác động môi trường hàng năm. |
Quốc Đô