Quảng Bình: Phá rừng vì thú chơi cổ thụ 1-2năm trở lại đây, nhiều cơ quan, doanh nghiệp ở Quảng Bình có phong trào“sưu tầm” các gốc cây cổ thụ về trồng trong khuôn viên. Thú chơi này đãkhiến nhiều khu rừng ở Quảng Bình tan hoang.
Phá rừng thời hiện đại... Trong vai một tay “cò” cây cổ thụ về làm cảnh của một “đại gia”người ngoại tỉnh, PV Báo GĐ&XH đã thâm nhập vào cuộc săn lùng câycổ thụ ở các vùng rừng Quảng Bình. Qua đó mới hiểu hết sự tàn phá rừngmột cách tàn bạo của những người hám lợi từ việc đáp ứng nhu cầu củacác “đại gia” trong thú chơi phá rừng này...
|
Những cây lâu năm này đang là “đích ngắm” của những tay chơi. Ảnh: TG |
Chạy dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua các xã Phủ Định, Hưng Trạch,Sơn Trạch của huyện Bố Trạch, chúng tôi bắt gặp nhiều hộ gia đình sốnghai bên đường dành đất để trồng những gốc cây với đường kính khoảng từ0,5-1m. Những gốc cây này mới có, cũ có, cây cao cây thấp đều có tất.Nhiều cây đã bén rễ đâm chồi nảy lộc và nhiều cây đang được chăm sóc kỹlưỡng để tránh cây bị chết. Với người dân đó là cả gia tài của họ vàcũng là nguồn “xóa đói giảm nghèo” cho gia đình.
Ghé xe qua nhà anh Hùng ở (Cự Nẫm) vừa mới xây, chúng tôi thấy trongvườn nhà anh còn một gốc cây si. Gạ hỏi mua, anh Hùng nhìn chúng tôivới thái độ dè dặt. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề cập việc mình đang đitìm giúp ông anh ở Hà Nội khoảng chục cây cổ thụ các loại để trồngtrong khuôn viên biệt thự lớn vừa mới xây, thì thái độ của anh Hùng cởimở hơn. Dẫn chúng tôi vào nhà, trong căn nhà mới xây hoành tráng anhHùng bắt đầu giới thiệu về các chủng loại cây cổ thụ để làm cảnh trongvườn nhà. Nào là cây si, lộc vừng (cây mưng) hay là cây đa... mỗi loạiđều có một ưu khuyết điểm riêng.
Anh Hùng kể: Ngày trước trong vườn nhà có khoảng chục cây cổ thụ đầy đủcác loại, tuy nhiên cách đây chừng hai năm, nhiều người đi qua thấy đẹpvà họ gạ mua nên anh đã bán hết. Hiện tại ở vườn nhà chỉ còn duy nhấtcây si đang đâm chồi nảy lộc. Hồi Tết có người ở Hà Nội vào hỏi mua vàtrả giá 35 triệu đồng nhưng anh thấy cây này đẹp nên chưa đồng ý bán.Còn hiện tại trong tay anh có chừng 5 cây nhưng “đang gửi” ở trongrừng. Nếu thực sự có nhu cầu anh sẽ dẫn vào xem và chấp nhận được thìanh Hùng tiến hành thuê máy xúc, máy cẩu mở đường vào tận nơi để cẩu ragiao ngay trong thời gian khoảng 4- 6 ngày. Còn khi đưa ra, anh Hùngđảm bảo gốc cây đưa về anh sẽ trồng sống vô tư. Chỉ cần lấy rơm quấnxung quanh giữ ẩm cho cây, bón thuốc kích thích thì sau 1- 2 tháng chồisẽ mọc.
Khước từ anh Hùng với lý do đi xem gốc cây lội đã đặt cọc của anh Th ởPhúc Trạch - người nổi tiếng với hàng chục gốc cây cổ thụ đẹp mê hoặc ởvùng sơn cước này, chúng tôi lên đường đến rừng Chà Coòng thuộc xã PhúcTrạch, nơi đang đang đào 2 gốc cây lội để đưa ra bán cho một đại gia ởHải Dương. Cùng anh Bình, tay cò khác người ở xã Phúc Trạch đi vào rừng ChàCoòng thuộc xã Phúc Trạch để xem cây, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàngtrước đại công trường phá rừng để phục vụ việc vận chuyển một cây cổthụ. Tuy chỉ cách đường Hồ Chí Minh chừng 7 km nhưng vùng rừng này rấtnhiều cây cổ thụ đã bị khai thác, còn trơ lại những hố đất sâu bán kínhchừng 3-4 m và nhiều cây xung quanh đã bị chặt gãy để phục vụ cho việcmở đường đưa xe cơ giới vào vận chuyển cây cảnh. Anh Bình cho biết,trước kia đây là khu rừng xanh tốt với nhiều loại cây cổ thụ, đặc biệtlà si, mưng nhưng bây giờ đã bị người dân đào đưa về bán nên mới tanhoang thế này. Đi sâu vào rừng, chúng tôi gặp một chiếc máy đang đàođất, hóa ra người ta đang bốc lớp đất xung quanh để chuẩn bị đưa mộtgốc cây lội chừng hai người ôm về bán.
Để đưa một gốc cây cổ thụ ra khỏi rừng, các chủ cây có thể dùng xẻng,cuốc đào bới xung quanh sau đó kéo ra và chăm sóc cây khoảng vài thángrồi mới bán. Khi này cây đã được hồi phục lại sức sống đồng thời nhữngvết xước do quá trình vận chuyển đã được “liền da liền thịt” khi đó bánmới có giá. Cách làm này chỉ dùng cho những gia đình không có điềukiện, ít tiền và những loại cây nhỏ vừa vài người vác. Đối với nhữnggốc cây lớn, chủ cây phải thuê xe cơ giới vào múc và cẩu lên xe ô tôchạy ra khỏi rừng. Giá thuê máy móc để đưa được cây ra ngoài là một consố không nhỏ (khoảng từ 12 triệu đồng trở lên).
Lợi thì có lợi nhưng...
Điều dễ nhận thấy ở các hộ gia đình chuyên vào rừng khai thác cây cổthụ về làm cảnh đó là nguồn giúp người dân có thể “xóa đói giảm nghèo”.Mỗi cây cổ thụ được đưa ra khỏi rừng có giá từ vài chục triệu đến vàitrăm triệu, cá biệt có gốc cây lên cả tỉ đồng. Trừ chi phí thuê người,máy móc khai thác để đưa ra khỏi rừng thì chủ nhân của cây ấy bỏ túivài chục triệu đồng.
Trường hợp anh T ở thôn 2 xã Phúc Trạch là một ví dụ. Trong nhà có 4cây cổ thụ anh “hét” với giá 110 triệu đồng. Trước Tết Nguyên đán, anhT cũng bán 1 cây si với giá 30 triệu đồng, nhẩm tính sơ sơ thì chi phíđể anh lấy cây ra khỏi rừng khoảng 10 triệu đồng, lo lót làm giấy chứngnhận mất vài triệu nữa thì anh lãi hơn một nửa. Như vậy, đây là việclàm siêu lợi nhuận giúp người nghèo “xóa được đói, giảm được nghèo” nếuchỉ cần sở hữu vài cây trong rừng.
|
Gốc cây si có giá trị tiền tỷ bị cơ quan chức năng huyện Minh Hóa thu giữ. |
Một điều dễ nhận thấy là việc cây cổ thụ được đưa về phố một cáchthuận lợi ít nhiều nhờ sự tiếp tay của địa phương. Anh Hùng cho biết:“Khi cây ra khỏi rừng chỉ cần về xin giấy xác nhận là chuyển cho ngườithân thì cây đó đi trót lọt”. Khi đề cập đến việc khai thác thuận lợimà không bị lực lượng kiểm lâm hoặc bảo vệ rừng phát hiện, thì chúngtôi đều nhận được câu trả lời đơn giản nhất đó là cây nằm trên đất rừngđược giao cho người dân chăm sóc và trồng mới. Do đó việc phá rừng mởđường là quyền của họ.
Chứng kiến việc khai thác cây cổ thụ về làm cảnh chúng tôi không khỏingạc nhiên trước sự phá rừng ngang nhiên của người dân. Muốn một cây rađược khỏi rừng thì hàng trăm, hàng ngàn m² cây rừng bị chặt phá, càyxới. Có cung ắt có cầu và cứ thế cứ khu rừng này đến khu rừng khác bịtan hoang bởi bàn tay tàn phá của con người mà cơ quan chức năng vẫnchưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn.
Việc nhiều cây cổ thụ về xuôi làm cảnh đã và đang báo động tình trạngkhai thác rừng bừa bãi tại địa bàn Quảng Bình. Hơn nữa những vùng PVtìm hiểu là những vùng thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Phong Nha – KẻBàng. Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần có biện pháp mạnh tay hơn nữanhằm giảm thiểu việc phá rừng để đáp ứng thú “chơi trội” của các đạigia lắm tiền này.