Thực trạng các vườn quốc gia: Rừng… chết! - Rừng đang “cạn máu” Nhờngười đưa dắt chúng tôi vào Vườn rừng quốc gia Yok Đôn tìm Y Wen, ngụbuôn Trí B, xã Krông Ana, huyện Buôn Đôn, người mà chỉ hơn một nămtrước còn được các băng nhóm lâm tặc đặt cho biệt danh “thổ địa” củavườn quốc gia bởi không tiểu khu nào, không vùng gỗ quý nào của Yok Đônmà Y Wen không đặt chân đến. Sau khi nghe chúng tôi ngỏ ý, Y Wen cườinói: “Mình bỏ nghề phá rừng rồị Bây giờ, cán bộ kiểm lâm hay nhà báocần giúp đỡ gì mình đều sẵn sàng…”.
Vào rừng, đụng lâm tặc Mặt trời vừa nhú lên trên đỉnh núi Yok Đôn, Y Wen đã giục chúng tôi lênđường vì như anh nói từ buôn Drăng Phok vào tới Tiểu khu 458, nơi cótrữ lượng gỗ quý còn sót lại lớn nhất của vườn, cũng phải mất hơn mộtgiờ đi bộ. Dốc núi cao lổn nhổn đá và cây rừng ngả nghiêng chắn lối,chúng tôi dò dẫm từng bước khó nhọc còn Y Wen thì cứ phăm phăm.
Vượt qua hai triền dốc, chúng tôi đụng ngay một gốc gỗ hương còn mớinguyên vết cắt cưa máỵ Trên mặt gốc cây ghi: ngày 5-4-2010. Y Wen giảithích: “Cây này, kiểm lâm Trạm Drăng Phok phát hiện lập biên bản. Đãbắt được 3 tên, nhưng gỗ tang vật chưa kịp đưa về trạm thì 2 ngày saubọn lâm tặc vào chuyển đi hết”.
Cách đó không xa, còn hơn chục gốc cây hương khác cũng đỏ bầm vết cắt.Cây mới nhất được đánh dấu ngày 4-6-2010, phần gốc gần 2 vòng tay ngườiôm. “Cây này trước khi bị đốn hạ 2 ngày, Trạm kiểm lâm Drăng Phok đãcho người canh giữ suốt ngày đêm. Thế nhưng, chỉ một giờ về ăn cơmtrưa, lâm tặc đã xẻ thịt xong” – Y Wen nói.
Đi tiếp một đoạn, đến lưng chừng núi, bỗng Y Wen dừng bước, lắng tainghẹ “Có tiếng cưa máy, phía bên kia núi”. Nói xong, Y Wen đưa chúngtôi cắt rừng lên đỉnh núị Vừa lên tới đỉnh, Y Wen vọt nhanh về phíatrước. “Đứng lại, bọn chặt trộm” – Y Wen dõng dạc hô. Nhận ra “khắctinh”, gần chục “lâm tặc” lao thục mạng xuống dốc lô nhô đá và gốc câyrừng, bỏ lại toàn bộ tang vật.
Trước mắt chúng tôi là 3 gốc hương vừa bị đốn hạ còn tươi nguyên dòngnhựa đỏ từ thân cây ứa rạ Bên cạnh, ngổn ngang những súc gỗ được đẽo,cắt thành súc vuông vức từ phần thân câỵ Hai cưa tay, dao, đục, cannước, quần áo của lâm tặc vứt vung vãị Chỉ những phiến gỗ còn tươinguyên, Y Wen nói: “Để đưa được số tang vật này về trạm kiểm lâm cũngphải mất cả tuần lễ. Nếu không có người canh giữ, chỉ trong đêm nay họ(lâm tặc) sẽ chuyển đi hết…”.
Hội thi... cưa(?!) Thâm nhập vào Tiểu khu 485, chúng tôi còn chứng kiến nhiều cánh rừng gỗquý bị chặt trắng. Từ Trạm kiểm lâm số 3, theo con đường đất đỏ dẫn vàođập Đắk Lau, chỉ khoảng hơn 2km, chúng tôi đếm được hơn 20 cây gỗ quýhai bên đường chỉ còn trơ gốc.
Đi sâu vào hướng Thác Phật, nhiều cánh rừng gỗ quý cũng biến mất, chỉcòn lại những cây nhỏ thuộc nhóm 4, nhóm 5. Anh Thành - người dẫnđường, cho biết chính vùng lõi của Tiểu khu 485 này là điểm xuất phátcủa các nhóm lâm tặc khai thác và vận chuyển các loại gỗ quý đi theotuyến đường sông Sêrêpok.
Theo các lối mòn từ những cánh rừng của Tiểu khu 485, đến bờ trái sôngSêrêpok rồi đi ngược về phía thượng nguồn, chúng tôi phát hiện hàngchục bến tập kết gỗ của lâm tặc. Trong đó, theo kiểm lâm, các điểm tậpkết gỗ tại bến A Ma Kog, A Ma Tú, A Ma Jon là lớn nhất vì điểm tập kếtphía bên kia sông nằm sát tỉnh lộ 1 dẫn về phố huyện Buôn Đôn. Nhiềulóng gỗ còn tươi nguyên nằm ngổn ngang sát bờ sông, nhiều mảnh bìa gỗ,giá đỡ cưa máy… vứt lại vung vãi.
Đi thêm một đoạn sông, chúng tôi phát hiện một bến gỗ nằm ẩn trong lùmcây rậm rạp, một lóng gỗ cỡ hai vòng tay người ôm nằm dưới nước. Có 2phụ nữ ngồi trên chiếc thuyền nhỏ, có lẽ đang canh giữ lóng gỗ. Thấychúng tôi đưa máy ảnh lên chụp, họ vẫn bình thản như không có chuyện gìxảy rạ
“Lóng gỗ này mới chuyển xuống lúc khuya” – anh Thành nhận định. Anh kể:“Đêm xuống, các nhóm lâm tặc cưa xẻ, vận chuyển gỗ ở bến sông này nhộnnhịp như “hội thi… cưa”. Theo anh Thành và những người dân bản địa,những cây gỗ quý cắt trộm từ rừng ra sẽ tập kết tại đây để cưa xẻ thành“hộp” sau đó chuyển sang bên kia sông Sêrêpok. Phía bờ bên kia, lâm tặccũng thiết lập trạm cưa di động để chia nhỏ lóng gỗ cho phù hợp với cácphương tiện chở về TP Buôn Ma Thuột…”.
Theo số liệu của Ban quản lý Vườn quốc gia Yok Đôn, từ đầu năm đến nay,Hạt Kiểm lâm của vườn đã phát hiện xử lý 280 vụ xâm hại rừng, thu giữhơn 500m³ gỗ quý. Thế nhưng, chính một cán bộ quản lý Vườn quốc gia YokĐôn thừa nhận, đó chỉ là một phần nhỏ, rất nhỏ so với số gỗ bị lâm tặcđốn hạ và vận chuyển ra khỏi rừng. Theo anh, tính bình quân, mỗi thángchỉ riêng Vườn quốc gia Yok Đôn đã có khoảng 1.500 - 2.000m³ gỗ quý bịlâm tặc đốn hạ… Rừng đang chảy máu! Nhưng với thực tế này, chỉ khoảng 5- 10 năm nữa, các loại gỗ quý của rừng Vườn quốc gia Yok Đôn sẽ hết. Rõràng, rừng đang “cạn máu”.
Sao giữ nổi? Vườn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh Nghệ An có diện tích 93.576 ha kéo dàitừ huyện Con Cuông, qua địa phận huyện Tương Dương đến huyện Anh Sơn,Pù Mát có 11 trạm kiểm lâm bố trí tại các cửa rừng và các con sông,rạch lớn. Theo một lãnh đạo vườn, từ đầu năm đến nay đã xảy ra hơn 100vụ xâm hại, khai thác trái phép gần 100m³ gỗ quý và lấn chiếm hơn 100hađất rừng để trồng trọt, canh tác (mỗi năm mất từ 70 – 80ha, phần lớn ởvùng đệm – NV).
Lý giải về tình trạng này, Tổ phó Tổ công tác quản lý, bảo vệ rừng xãTam Hợp, huyện Tương Dương Hoàng Văn Hữu cho biết: “Chủ yếu là đồng bàotại chỗ khai thác gỗ làm nhà. Còn vận chuyển, mua bán gỗ quý thì ítphát hiện”.
Nói vậy, nhưng khi chúng tôi hỏi khu vực nào xảy ra phá rừng, lấy gỗnhiều nhất thì anh Hữu không ngại kể ra một loạt nơi như bản Phồng, bảnPa Lơn – nơi được cho là còn trữ lượng khá lớn các loại gỗ quý như pơmu, sa mu, sến, táu… Đường đi của gỗ lậu chủ yếu được đóng thành bètheo dòng Khe Thơi, Khe Lồi rồi chuyển về Con Cuông… – Kiểm lâm khôngphát hiện, bắt giữ được à? “Có chứ, nhưng chốt kiểm lâm chỉ có 2 ngườimà quản lý tới 3 tiểu khu với hơn 5.000ha rừng, làm sao giữ nổi…”.
Điều khá bất ngờ, chỉ cách chốt kiểm lâm do anh Hữu phụ trách hơn 100mlà bản Phồng – nơi được cho là cửa rừng của Vườn quốc gia Pù Mát - cóđến hơn 2/3 trong số 121 nóc nhà của bản có chứa gỗ quý. Gỗ đã được xẻthành hộp, chất ngồn ngộn dưới sàn nhà, để ngổn ngang dọc đường đi…
Tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, các khu vực như Khe Gát trênđường Hồ Chí Minh nhánh Tây và nhánh Đông, Troóc, bến phà Xuân Sơn… đềuđược coi là các điểm nóng về khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.Trong đó phức tạp nhất là địa bàn xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch (tỉnhQuảng Bình).
Cũng tại địa bàn này, vào đầu tháng 4 vừa qua đã xảy ra vụ hàng trămngười dân ngang nhiên vào rừng cướp đi hàng chục mét khối gỗ quý. Mặcdù được bố trí 3 trạm kiểm lâm gồm: Trổ Mơợng, Khe Gát, Trà Nòi, nhưngdo lực lượng quá mỏng, địa bàn lại rộng, nên cứ chập choạng tối là xechở gỗ lậu “chạy” ra hai nhánh Đông và Tây đường Hồ Chí Minh như dân…đua xe.