Quế là một loại cây có nhiều công dụng, đã được gây trồng ở nước ta
từ lâu. Trên miền Bắc, quế được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh... Miền Nam chủ yếu là Quảng Nam, Phú Yên,
Khánh Hòa, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh. Bên cạnh quế trồng,
còn có quế mọc hoang trong rừng.
[You must be registered and logged in to see this link.]Nước ta có nhiều loại quế, nhưng có ba loại được trồng nhiều hơn cả là:
1. Quế Thanh Cinamomum loureirii;
2. Quế Srilanca Cinamomum zeylanicum;
3. Quế Trung Quốc Cinamomum cassia.
Quế Thanh được trồng và mọc hoang ở khắp vùng rừng núi nước ta, hưng có
nhiều nhất ở dọc dãy Trường Sơn từ Bắc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tới
Quảng Nam. Quế Thanh chứa 1 – 5% tinh dầu, trong tinh dầu có 25%
anđehít xinamic.
Quế Thường Xuân được xem là loại quý nhất trong quế Thanh, còn ở Nghệ
An và Hà Tĩnh là quế Phủ Quỳ, và Quảng Nam là quế Trà My. Đứng đầu thị
trường thế giới là quế Srilanca. Ở nước ta loại qué này rất ít, mọc rải
rác ở vùng Bái Thượng (Thanh Hóa), Nghệ An và một số địa điểm thuộc Phú
Yên, Khánh Hòa, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh.
Quế Srilanca có 0,5 – 2% tinh dầu. Trong tinh dầu chứa 65 – 75% anđehít
xinamic, 4 – 12% các loại phenol trong đó, chủ yếu là eugenol, có thêm
safrol, fucfurol...
Quế Trung Quốc, trên thị trường thế giới được đánh giá vào hàng thứ hai
sau quế Srilanca. Loại quế này mọc rải rác trong rừng và có trồng ở một
số nơi.
Quế Trung Quốc chứa 1,2% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu chứa
75 – 90% anđehít xinamic, axetat xinamyl và axetat propylphenol.
Quế là một vị thuốc quý, được dùng nhiều trong Đông y và Tây y: có tác
dụng kích thích làm tăng sự tuần hoàn máu, gây co mạch, tăng bài tiết,
gây co bóp tử cung, sát trùng, chữa đau bụng, đi tả. Quế còn được dùng
làm đồ gia vị.
Ngoài khai thác vỏ là chính, quế còn cung cấp gỗ. Lá cũng có thể chưng
cất để lấy tinh dầu. Trong kinh doanh và theo kinh nghiệm của nhân dân,
người ta gọi tên thương phẩm vỏ quế theo vị trí bóc vỏ trên cây. Ở gốc
là quế hạ căn, thân chính là quế thượng châu, tốt nhất; cành to là quế
thương biểu và cành nhỏ là quế chi.
Quế không chỉ cung cấp nhu cầu trong nước, mà còn là mặt hàng xuất
khẩu, được thị trường thế giới ưa chuộng. Vì vậy, trong nhiều năm qua,
Nhà nước đã đầu tư nhằm cải tạo, chăm sóc diện tích quế hiện có; đồng
thời trồng mới ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp, hình thành
các vùng quế lớn, tập trung, nhằm phát huy tốt nhất kinh nghiệm trồng,
thu hái và chế biến quế.
Qua tìm hiểu cho thấy, kinh nghiệm trồng, thu hái, chế biến quế của
nhân dân ta rất phong phú. Đặc biệt, có những nơi đã hình thành tập
quán rất tốt đẹp là trồng quế nhân dịp đón xuân mới. Ở vùng đồng bào
người Dao sinh sống ở miền Tây Bắc, các cụ già kể rằng, hằng năm vào
dịp Tết Nguyên đán, gia đình nào có con mới sinh trong năm, không phân
biệt trai hay gái, đều được bà con, anh em, họ hàng thân thuộc đến chúc
mừng và trồng cho một cây quế, vừa để làm tài sản riêng cho đứa trẻ sau
này, vừa để tỏ tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của dân bản.Ở đây, từ
những cặp vợ chồng còn son trẻ đến những gia đình có hai, ba thế hệ,
gia đình nào cũng có quế, ít nhất là dăm chục cây, nhiều thì vài trăm
cây.
Trà My là đất quế, nhưng cây quế truyền thống ở đây phải chịu cảnh ba
chìm bảy nổi. Nhắc lặi thăng trầm của cây quế xứ sở này để mong muốn có
một cái nhìn rõ hơn trong tương lai. Điều quan trọng là tìm kiếm giống
quế trong tương lai để lấy lại phần hồn của cây quế Trà My.
Quế Trà My được biết đến với cái tên “Cao sơn Ngọc quế”, là loại quế
được thế giới ưa chuộng nên có giá trị cao so với các loại quế khác và
đã trở thành hình ảnh gần gũi, thân thương, một sản phẩm giá trị về
kinh tế và tinh thần, ngày càng làm đẹp thêm dải đất giàu có nằm bên
dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Khi tình hình sản xuất giống và trồng rừng quế phức tạp, nhất là việc
dẫn nhập giống quế các tỉnh phía Bắc vào trồng ào ạt trên địa bàn tỉnh,
gây ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị giống quế đặc chủng Quảng Nam,
tỉnh đã có chủ trương bằng mọi giá phải giữ gìn và bảo vệ giống quế
Quảng Nam.
Trước những sự cố lai giống quế ngoại tỉnh, Lâm trường Trà My đã xây
dựng đề án “lập vườn quế giống Trà My: tại 2 xã Trà Leng và Trà Dơn
(huyện Nam Trà My). Ủy ban Nhân dân tỉnh đã triệu tập hội nghị về việc
phát triển giống quế nội. Kiểm tra từ 5 vườn ươm trong tỉnh, quế ngoại
còn nhiều đã được hủy ngay tại chỗ. Hàm lượng tinh dầu ở cây, lá, lượng
Aldeyut Xiramic của quế Trà My đều cao hơn hẳn quế Yên Bái, Trung Quốc
và Srilanca...; đồng thời khẳng định rằng, cây quế mãi mãi là cây mũi
nhọn của miền núi.